Năm học đầu tiên của tôi:
Mùa hè năm Lệ Hoa vừa học hết xong lớp 9 và tôi cũng học hết năm thứ nhất Trường ĐH Cần Thơ khoa Nông Nghiệp, tôi trở về quê hương thăm người bạn gái mà tôi thầm thương trộm nhớ từ khi nàng vừa tấm bé cho đến tuổi xuân phơi phới như ngày nay. Đợt nghỉ hè này với tôi nó rất là trân quý, nhưng cũng không biết diễn tả thế nào nữa, bởi vì đây là năm đầu tiên mà tôi rời xa làng quê bến nước con đò cả mái nhà xưa vách lá. Trong suốt mười hai năm học thì tôi chưa bao giờ rời xa làng quê bao giờ nên hôm nay gặp lại người yêu nơi làng quê làm cho lòng tôi bồi hồi khó tả được. Tôi vừa bước xuống chuyến tàu đò ở “Vàm Xáng Cây Dương” để đi về trong Kênh Bảy nơi tôi đang ở, nơi đây khi trước thì toàn là đường đất bùn lầy lội không à nên xe gắn máy đi còn khó khăn chứ huống hồ chi là xe ô tô, mà xe ô tô thì lại hiếm nữa xe cổ xưa không à, bởi vậy người dân ở miền quê thời bấy giờ người ta luôn chọn phương tiện là tàu đò cho nó nhanh hơn.
Khi tôi ngồi trong khoang tàu đò vỏ gỗ, tàu chạy thì gió thổi nó mang theo hơi nước phả vào trong mặt làm cho tôi có cảm giác lâng lâng thư thái dễ chịu làm sao. Chiếc đò nó chạy rẽ sóng sang hai bên mạng tàu một màu trắng xóa, động cơ của chiếc đò này là cái máy Yanmar – 3 của Nhật sản xuất, cái máy này thời đó mua cũng khó khăn lắm chứ không phải thuận mua vừa bán như bây giờ đâu, bởi nó là hàng nhập khẩu qua trung gian môi giới không phải của cơ quan nhà nước quản lý. Thậm chí gia đình tôi có cái máy Kuler – 4 nhỏ xíu chạy bằng xăng, đây là cái máy nó gắn liền với tuổi thơ tôi sau mỗi buổi tan trường là tôi hay dùng nó để tưới ngô, tưới mè, nói chung là tưới hoa màu, còn lúa thì dùng bằng cái máy Yanmar hoặc máy D – 12 bởi công sức nó mạnh hơn và đỡ tốn tiền hơn do nó là động cơ đốt trong, nhiên liệu hoạt động là bằng dầu đỏ.
Ngồi hưởng thụ làng nước mát một lúc thì chiếc đò nó cũng tới Kênh Bảy rồi, nhưng tôi lên bờ thì chưa có tới nhà tôi đâu mà còn phải đi thêm một đoạn 4km nữa bằng chiếc võ lãi, nơi Lệ Hoa bạn gái tôi đang chờ sẵn ở đó. Tôi gặp người yêu đứng đợi thì mừng lắm nhưng chỉ nắm tay thôi chứ đâu dám ôm hôn như giới trẻ bây giờ, nàng thì cũng vậy giống như tôi thôi, cô ấy cũng bẽn lẽn mà nói:
– Ghét hôn vậy đó, lâu lắm mới chịu về thăm người ta hà!!! Hi Hi…
Tôi thấy nàng nói tôi như vậy thì tôi cũng mỉm cười duyên mà đưa bàn tay lên nựng đôi gò má của người thương, tôi biết nàng hay xưng hô với tôi bằng người ta để thêm phần chất phát của các cô gái quê hay dùng để nũng nịu người bạn trai mình. Chúng tôi nắm tay nhau rồi đưa nhau, dìu nhau xuống chiếc võ lãi hay còn gọi là “Tắc – Rán” để chạy vô trong kênh Ông Cùi, dọc theo hai bờ kênh chúng tôi đi thì sóng vỗ hai bên bờ tung tóe lên vì mực nước ở con kênh này rất cạn, nó chỉ sâu có một mét đến một mét hai mà thôi. Cứ theo mỗi chu kỳ thì ba năm nhà nước sẽ nạo vét kênh một lần, cứ mỗi lần nạo vét là tôi phải di dời nhà một lần do xáng cạp họ cạp đất từ dưới kênh lên nó bắn tung tóe bùn sình non dơ lắm. Người ở phố thị nơi tôi học năm nhất Đại Học đó, họ nói họ thèm lắm được một lần trải nghiệm đi bắt vẹm cờ, con hến ở dưới con kênh miền thôn quê, họ ao ước được ăn những trái dưa hấu nè, dưa vàng kim tới mùa thu hoạch thì ôi… Vow sung sướng biết mấy. Thời đó nhà nước hay có phong trào là “Mùa hè xanh”, cứ mỗi dịp nghỉ hè là cho các thanh niên sinh viên ở phố thị về miền quê mà trải nghiệm cuộc sống ruộng đồng…
Quay lại cảnh hai đứa tôi bây giờ thì cũng vậy, tuy tôi không có khá giả gì nhưng tôi cũng không có nghèo nàn lạc hậu, bởi tôi cũng có kiến thức để vận dụng vào đời sống, có sức khỏe để lao động, có cả ruộng vườn ao cá nương khoai. Nhà tôi có rất nhiều ruộng lúa, riêng bản thân tôi thì bà ngoại tôi trước khi mất đã để lại cho tôi một mảnh ruộng khá rộng là 5 “héc – ta” tức 50 cong “50.000m2. Đây là mảnh ruộng mà tôi đã nô đùa bắt bướm thả diều từ lúc ấu thơ đến lúc trưởng thành, tôi quý nó lắm, bởi nó không những là ruộng để trồng lúa tạo ra hạt gạo nuôi sống tôi mà nó còn là kỷ niệm trong đời tôi mãi mãi không phai mờ…
Về thăm bạn gái sau một năm xa cách:
Ngồi trên chiếc võ lãi được hai mươi phút thì hai đứa tôi cũng đã tới nhà, tôi để cho Lệ Hoa lên bờ trước còn tôi thì đưa chiếc võ lãi vô trong mái che để cột dây an toàn. Khi lên bờ, lưng thì mang ba – lô hành trang một năm học ở phố thị, trong chiếc ba – lô ấy có cả quyển nhật ký lưu trữ những nét bút kỷ niệm mà tôi với Lệ Hoa viết ra, nàng thì thích viết nét chữ nghiêng còn tôi thì chung tình với nét chữ đứng, bởi là đàn ông thì không được phép viết chữ in nghiêng mà phải viết chữ đứng, cho nó đứng đắn ngay thẳng vào, cô giáo tôi lúc còn học lớp một cũng đã nói như vậy, nhưng bạn cùng lớp nó ngồi cạnh bên tôi mà cô giáo không la nó cứ la tôi không à, ai mà có ngờ đâu về sau tôi mới biết là cô giáo của tôi là mẹ của Lệ Hoa và cũng là mẹ vợ tôi ngày nay.
Chúng tôi dìu dắt nhau vô nhà, cái nhà mái lá dừa cũng còn tươi mới và mùi hương trầm lá vẫn bay thoang thoảng trong mũi của tôi. Ngôi nhà mái lá này là tôi ở để trông nom ruộng đồng thôi, còn ngôi nhà chính của gia đình tôi là ngôi nhà gỗ được lợp bằng ngói đỏ. Căn nhà tôi nó có hai tầng, một trệt và một lầu kiểu nhà cấp bốn miền thôn quê, vách nhà được phủ sơn màu tím đỏ hoàng hôn còn cánh cửa và viền cửa thì sơn màu xanh lá, những hoa văn được chạm trổ rồng phụng theo kiểu phong kiến Á Đông. Tôi cầm tay người yêu đi dạo quanh trong căn nhà mái lá kỷ niệm năm nào hai đứa còn đùa giỡn chơi trò chơi trốn tìm, tôi thấy mới xa có một năm học Đại Học thôi mà cảnh miền quê tôi nó tiến triển nhanh từng ngày vậy, bởi đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới thay da đổi thịt mà. Tôi nói:
– Lệ Hoa này, quê hương mình thay đổi nhanh quá em hé! Nó ồn ào hơn lúc anh mới đi học em nhỉ?
Cô ấy cười mũm mĩm trả lời tôi:
– Dạ, đúng rồi anh ạ! Bây giờ dân người ta đổ xô vô đây cất nhà nhiều lắm luôn đó! Hi Hi…
– Uhm! Vậy quê hương mình thay đổi từng ngày thế em có thay đổi không ta? Hi Hi…
– Anh này, ghẹo người ta không hà! Hi Hi…
Tôi ghẹo bạn gái của tôi là do tôi cách nàng một năm học xa cách, nhưng nàng cũng trả lời tôi kiểu mắc cỡ bẽn lẽn của lứa tuổi hồn nhiên mới lớn, bởi lúc này Lệ Hoa cũng vừa mới hoàn thành xong kỳ thi chuyển cấp lên lớp 10. Tôi vừa nắm bàn tay của Lệ Hoa vừa đi tung tăng xung quanh nhà, tôi cũng vừa đi mà đưa bàn tay còn lại của mình lên vuốt mái tóc dài của cô ấy mà ghẹo:
‘Tóc ngang lưng, vừa chừng em bới…
Để chi dài, bối rối lòng anh’
Cô ấy nghe tôi ngêu ngao mượn hai câu trong bài hát tả tóc dài để ghẹo thì nàng ấy đỏ hồng lên đôi má đào trông thật xinh xắn làm sao, tôi thấy nàng e thẹn ủi đầu vào lồng ngực nơi có trái tim tôi nó đang đập thình thịch, nhịp tim đập thì chậm rãi không có nhanh lắm. Lệ Hoa thủ thỉ bên tai tôi:
– Anh nè! Ở trên thành phố ấy, anh có… Ưm có quen với cô chân dài nào không đó?
Tôi mỉm cười đứng dừng lại vuốt mái tóc của cô ấy nói với giọng nhỏ nhẹ nhưng vui tươi:
– Em nè! Ở trên đó anh không có quen ai cả, với lại em cũng là chân dài còn gì nè, đúng không ta! Hi Hi…
– Hơ, thấy ghét… Anh ghẹo người ta kìa! Hi Hi…
Cô ấy cười “Hi Hi”, khuôn mặt trái xoan càng ửng đỏ hơn và trông xinh xắn biết nhường nào. Tôi ghẹo xong và cùng Lệ Hoa đối đáp tiếp bước đi dạo quanh nơi miền quê, chúng tôi cùng nói cùng cười và cùng đùa giỡn như hồi nhỏ xíu đi bắt bướm thả diều, đặc biệt là đi bắt con “Chuồn chuồn” cho nó cắn rốn để mà mau biết lội. Không biết dân gian ngêu ngao như vậy có đúng không, chứ tôi biết lội năm tôi mới bốn tuổi cơ, bởi vì khi ngoại tôi còn sống thì bà hay thường kêu ba mẹ tôi nên tập lội cho con cháu nó từ sớm để sinh tồn và còn có thể giúp đỡ người hoạn nạn. Lệ Hoa hồi đó thì cũng do tôi tập bơi cho cô ấy, nhưng cô ấy lên mười tuổi học lớp 5 thì tôi mới tập lội, bởi hồi đó tôi chưa có gặp nàng, tôi chỉ gặp và quen nhau khi tập bơi cô ấy cho đến giờ và nảy sinh tình cảm từ đó luôn.